Có thể bạn đã biết kim cương như một loại đá quý thường được làm thành trang sức giá trị lớn, có khả năng dùng làm công cụ thanh toán giống như vàng, nhưng liệu bạn đã bao giờ tò mò về ý nghĩa và nguồn gốc của viên kim cương không?
Là loại đá quý được ưa chuộng nhất trên trái đất, kim cương được săn tìm trong nhiều thế kỷ, được đắm mình trong truyền thuyết về sự lấp lánh tuyệt đẹp và ý nghĩa tượng trưng. Để giúp bạn tìm hiểu thêm về lịch sử phong phú của loại ngọc quý này, chúng tôi sẽ chia sẻ những sự thật xung quanh nó.
Nguồn gốc hình thành kim cương
Kim cương là loại đá tự nhiên cứng nhất trên trái đất được hình thành một cách tự nhiên từ nhiệt độ và áp lực cực đoan dưới lớp vỏ trái đất. Những viên kim cương thô được đưa lên mặt đất thông qua hoạt động núi lửa. Kim cương tự nhiên được khai thác từ khắp nơi trên thế giới với phần lớn nguồn cung cấp đến từ Nam Phi, Nga và Canada.
Kim cương được biết đến với độ cứng cực độ, sáng rực rỡ không gì sánh bằng và giàu giá trị cảm xúc và tín ngưỡng. Chúng được tạo thành từ gần như 100% nguyên tử carbon và rất bền đến mức chỉ có một loại khoáng chất khác có thể gây trầy xước bề mặt của một viên kim cương đó chính là một viên kim cương khác.
Kim cương được hình thành từ thửa sơ khai của Trái đất và càng ngày càng trở nên hiếm hơn vì chúng mất hàng tỷ năm để hình thành. Quá trình hình thành bắt đầu từ sâu trong lòng đất và rất ít trong số những tinh thể cacbon này vượt lên bề mặt Trái đất để có thể khai thác.
1. Người La Mã và Hy Lạp cổ đại tin rằng kim cương là nước mắt rơi từ các vị thần hoặc mảnh vỡ từ những ngôi sao rơi và mũi tên của thần tình yêu Cupid được trang trí bằng kim cương (có lẽ đó là mối liên kết sớm nhất giữa kim cương và tình yêu lãng mạn).
2. Kim cương gần như bằng tuổi Trái đất và mất hàng tỷ năm để hình thành. Rất ít kim cương có thể di chuyển từ lòng đất lên đến vỏ trái đất nơi chúng có thể được khai thác. Không có hai viên kim cương nào giống nhau và chúng mang các đặc tính riêng như bao gồm các bao thể, tạp chất bên trong và màu sắc.
3. Kim cương hình thành ở khoảng cách khoảng 100 dặm dưới mặt đất và được đưa lên bề mặt trái đất bởi những trận phun trào núi lửa sâu.
4. Kim cương được tạo ra từ một nguyên tố đơn – chúng gần như 100% là cacbon. Dưới áp lực và nhiệt độ cực độ trong lòng đất, các nguyên tử cacbon liên kết một cách độc đáo dẫn đến cấu trúc tinh thể đẹp và hiếm có của kim cương.
5. Từ “diamond” bắt nguồn từ từ “adamas” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “bất khả xâm phạm” hay “bất diệt”.
6. Kim cương là vật liệu tự nhiên cứng nhất trên trái đất với chỉ số 10 trên thang độ cứng Mohs. Chỉ có một thứ vật liệu khác cứng hơn, đó chính là kim cương.
7. Kim cương là khao khát trong hàng ngàn năm của các vị hoàng đế. Có bằng chứng cho thấy kim cương đã được thu thập và trao đổi ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ tư trước Công nguyên. Vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, nhà động vật học La Mã Pliny đã nói: “Kim cương là đồ quý giá nhất, không chỉ trong các loại đá quý mà còn trong mọi vật trên thế giới này.”
8. Người Hindu cổ đại đã sử dụng kim cương trong mắt của các tượng thần và tin rằng kim cương có thể bảo vệ người đeo khỏi nguy hiểm.
9. Nhiều nền văn hoá cổ đại tin rằng kim cương mang lại sức mạnh và can đảm cho người đeo trong trận chiến, và một số vua đã đeo kim cương trên áo giáp của họ khi họ lên đường vào chiến trường.
10. Trong thời kỳ Trung cổ, kim cương được cho là có tính chất chữa bệnh có thể chữa trị các bệnh từ mệt mỏi đến bệnh tâm thần.
Tỷ trọng phân bổ sản lượng kim cương thế giới
11. Những quốc gia là nguồn cung chính của kim cương đã thay đổi theo thời gian. Ấn Độ là nguồn cung ban đầu của thế giới về kim cương, bắt đầu từ thế kỷ 15 khi các viên kim cương Ấn Độ bắt đầu được bán ở Venice và các trung tâm thương mại châu Âu khác. Sau đó, vào thế kỷ 18, nguồn cung kim cương của Ấn Độ giảm sút và Brazil trở thành nguồn cung chính của thế giới, cho đến cuối thế kỷ 19 khi phát hiện một kho lớn kim cương ở Nam Phi. Ngày nay, kim cương được khai thác ở nhiều nơi trên thế giới.
Viên kim cương thô lớn nhất thế giới “Cullinan”
12. Viên kim cương lớn nhất từng được tìm thấy có tên là Cullinan, nặng 3106 carats, tương đương với 1,33 pound. Phát hiện vào năm 1905 tại Nam Phi, chủ mỏ và những nhà lãnh đạo Nam Phi đã cống nạp viên kim cương này cho Vua Edward. Sau đó, viên kim cương Cullinan đã được cắt thành chín viên kim cương lớn và 100 viên nhỏ hơn, và ba viên lớn nhất trong số đó được trưng bày tại Tháp Luân Đôn như một phần của các viên ngọc hoàng gia.
13. Việc sử dụng nhẫn đính hôn kim cương đầu tiên được biết đến vào năm 1477, khi Công tước nước Áo Maxmillian tặng Marie I xứ Bourgogne một chiếc nhẫn vàng có chữ M tạo bằng kim cương.
14. Kim cương nhân tạo(tổng hợp) có các tính chất vật lý, hóa học và quang học giống như kim cương khai thác tự nhiên. Chúng là những viên kim cương bền vững với tác động môi trường và không cần phải khai thác mới. Kim cương nhân tạo được tạo ra trong phòng thí nghiệm sử dụng các công nghệ tiên tiến mô phỏng quá trình hình thành của một viên kim cương tự nhiên dưới lớp vỏ trái đất.
55 Cancri e
15. Sự kiện khiến bạn phải ngạc nhiên: Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh mà cấu tạo của nó chủ yếu là cacbon và một phần ba trong số đó là kim cương thuần khiết! Hành tinh này được phát hiện vào năm 2004, quay quanh một ngôi sao trong ngân hà Milky Way(chứa hệ Mặt trời của chúng ta), và được đặt tên là “55 Cancri e”. Kinh ngạc hơn, các nhà khoa học đã phát hiện ra một ngôi sao có bản chất là một viên kim cương có trọng lượng khoảng mười tỷ tỷ carat. Họ đặt tên ngôi sao đó là Lucy theo bài hát của ban nhạc Beatles “Lucy in the Sky with Diamonds”.
Lời kết:
Hy vọng những điều chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức thú vị về loại đá quý thông dụng nhất trên thế giới này. Nếu bạn có nhu cầu kiểm định kim cương, Cầm đồ Trung Tín sẵn sàng phục vụ. Ngoài ra chúng tôi còn có dịch vụ cầm cố trang sức, kim cương và các loại đá quý khác nếu khách hàng có nhu cầu.